Chuẩn bị những kịch bản kinh doanh nào phù hợp với tình hình hiện nay

Chủ đề được nhiều chủ doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chiến lược quan tâm & luôn đau đầu, đó là chiến lược kinh doanh, hướng đi nào phù hợp hiệu quả cho doanh nghiệp trước bối cảnh hiện nay. Khi mà mọi tính toán về thị trường, khách hàng đều ở thì tương lai & không theo quy tắc nào cả. Thức tế 87.2% các doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid

Doanh nghiệp cần chuẩn bị những kịch bản kinh doanh nào phù hợp với tình hình hiện nay

Dòng tiền là một trong những vấn đề lớn nhất các doanh nghiệp gặp phải.

  • 48% các doanh nghiệp quy mô vừa chia sẻ họ gặp khó khăn về dòng tiền.
  • 74% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát cho rằng doanh nghiệp họ không có khả năng phân tích dữ liệu nội bộ.
  • 21% CEO đã xác định rủi ro về nhân tài là mối đe dọa chính cho thành công của doanh nghiệp trong 3 năm tới.
  • 64% CEO tin rằng, phương thức quản lý dữ liệu sẽ tạo ra những điểm khác biệt và lợi thế cạnh tranh nổi bật cho doanh nghiệp trong những năm tiếp theo 2022, 2023 khi Việt Nam vượt qua khủng hoảng.

Những con số trên cho chúng ta thấy được các doanh nghiệp thường không đánh giá đúng tầm quan trọng của việc phân tích công ty từ sớm. Nếu dự báo các tình huống và tiên định trước các kịch bản thì họ sẽ chủ động tránh được việc đi vào khủng hoảng quá sâu. Việc không chú trọng vào thông tin quản trị tài chính cũng là hệ quả rủi ro trong các quyết sách của nhà lãnh đạo.

Đối với tình hình khó đoán trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay thì doanh nghiệp phải có nhiều kịch bản kinh doanh ứng phó hơn bình thường, phải tiên lượng tình huống xấu nhất và phải chia từng lớp chi phí để cắt giảm. Từ đó, công ty biết được có thể bị hao hụt bao nhiêu, tồn tại được trong thời gian 3 tháng hay 6 tháng, cần làm gì để có dòng tiền vào hỗ trợ nhanh nhất.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị kịch bản kinh doanh trong giai đoạn này
Doanh nghiệp cần chuẩn bị kịch bản kinh doanh trong giai đoạn này (Ảnh minh họa)

Nếu họ có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, thông tin minh bạch, thì cũng không gặp khó khăn trong việc xem xét lại những gì mình đang làm, xem xét lại hoạt động bán hàng, cân nhắc chuyển đổi kênh bán hàng truyền thống sang online, cân nhắc ý tưởng kinh doanh mới. Doanh nghiệp phải hoạch định sẵn lộ trình kinh doanh và dự liệu trước chỗ nào sẽ gặp bão và bão cấp mấy.

Quản trị tài chính cũng tương tự như vậy, phải đến từ những bước đầu. Khi nhìn thấy doanh thu sẽ sụt giảm và tham chiếu với những kế hoạch trước đây, dự liệu tình huống xấu nhất khi doanh thu còn 30-50% thì doanh nghiệp sẽ thiếu hụt gì, cắt được những lớp chi phí nào, và tập trung vào chi phí ngắn hạn, thương lượng nhà cung cấp để giảm và giãn nợ.

Cắt gảm chi phí phải có giới hạn, không được cắt nhân sự chủ chốt, những leader phải giữ lại để chiến đấu giúp công ty tồn tại và phát triển. Đầu tư hay cắt giảm hãy nhìn vào trung và ngắn hạn trước, cái gì phí thì không chi, chi phải hiệu quả. Doanh nghiệp phải làm những điều trên để đối phó với tình hình.

Đối với khách hàng, cần tập trung vào việc thu hồi tiền càng nhanh càng tốt, sẵn sàng giảm giá để lấy tiền sớm. Lúc này không tập trung vào lợi nhuận mà tập trung vào thanh khoản và dòng tiền.

Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kịch bạn kinh doanh hậu covid 19
Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kịch bạn kinh doanh hậu covid 19 (Ảnh minh họa)

Đối với văn phòng công ty, làm sao bảo vệ nhân viên, khách hàng, đáp ứng cam kết với khách hàng, sau đó là các hoạt động khác. Các kế hoạch phải chi tiết, trụ sở bị đóng thì sao, thành phố bị đóng thì sao, cả nước bị đóng thì sao.

Bên cạnh đó, cần đưa các kịch bản kinh doanh để kết nối với kế hoạch tài chính và đi từng hàng một, từng con số chi tiết. Với tình hình hiện nay có thể phải tính tới từng ngày. Và chẳng bao giờ là quá trễ để đưa ra các kịch bản kinh doanh vì tình hình dịch còn lâu dài.
Trong bối cảnh tình hình còn nhiều biến động khó lường, việc các CEO tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực để có thể duy trì hoạt động, đồng thời đưa ra các giải pháp sáng tạo trong điều kiện thử thách để doanh nghiệp phát triển cũng là điều dễ hiểu.

Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại cần hiểu rõ bối cảnh vĩ mô thị trường, chính sách chính phủ và hiểu rõ nội tại doanh nghiệp. Phân tích dữ liệu trở nên thực dụng giúp ông chủ dễ dàng nhận định nội tại doanh nghiệp và có những điều chỉnh chiến thuật kịp thời để công ty không bị xóa sổ khỏi cuộc chơi.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp đang muốn DN mình tồn tại.
Nếu bạn là nhà quản lý điều hành đang muốn xây dựng nhiều phương án hoạt động dựa trên dữ liệu.
Nếu bạn là chuyên viên đang muốn thành thục và làm giỏi về phân tích báo cáo quản trị.

 

Chuyên gia Lê Văn Quang – Giám đốc tài chính chiến lược Mckinsey VietNam

Chia sẻ tại TalkShow – Thấu hiểu báo cáo quản trị để vận hành doanh nghiệp

> Xem thêm bài viết liên quan:

Doanh Nghiệp Việt Nam Tìm Lối Đi Trong Thách Thức Năm 2022

Doanh Nghiệp Cần Đa Dạng Kênh Tiếp Cận Vốn

Nguồn: https://taca.edu.vn/