Phân bổ tài sản là gì? 5 chiến lược phân bổ tài sản đầu tư hiệu qua

Phân bổ tài sản (Asset Allocation) là phương pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư theo tỷ trọng phù hợp với khẩu vị rủi ro, mục tiêu tài chính và độ tuổi để tối ưu lợi nhuận với mức rủi ro tối thiểu.

Hiện nay, cách phân bổ tài sản đầu tư hiệu quả nhất là tận dụng cả 3 kênh đầu tư: an toàn, trung tính và mạo hiểm để cân bằng rủi ro. Sau đó bạn có thể dựa vào mục tiêu tài chính và lợi nhuận kỳ vọng để chọn kênh đầu tư cụ thể.

I. Phân bổ tài sản là gì?

 

Phân bổ tài sản (hay Asset Allocation) là thuật ngữ kinh tế để chỉ một chiến lược đầu tư nhằm mục đích cân bằng lợi nhuận và rủi ro bằng cách phân bổ tài sản của danh mục đầu tư dựa theo mục tiêu, khả năng chấp nhận rủi ro, chân trời đầu tư của mỗi cá nhân và ba lớp tài sản.

Cụ thể, ba lớp tài sản được đề cập trên đây chính là cổ phiếu thường, chứng khoán có thu nhập cố định, tiền cùng với các khoản tương đương tiền. Ngoài ra, mỗi lớp tài sản thường có mức rủi ro và lợi nhuận khác nhau dẫn đến cách thức hoạt động khác nhau theo thời gian.

II. Tầm quan trọng và phân bổ tài sản theo độ tuổi

Hiện nay, chưa có công thức tổng quát nào có khả năng đưa ra tỷ trọng phân bổ tài sản thích hợp với mọi nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc lựa chọn cách phân bổ tài sản trái phiếu, cổ phiếu, tiền và các khoản tương đương tiền thường được xem là yếu tố quyết định then chốt cho kết quả đầu tư của bạn.

Ngoài ra, việc chọn lựa chứng khoán riêng lẻ để đầu tư chỉ là thứ yếu so với quyết định hình thức phân bổ tài sản và đồng thời các nhà đầu tư sẽ phân bổ tài sản theo những cách thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích đầu tư.

2.1. Phân bổ tài sản theo độ tuổi

Thông thường, cổ phiếu được khuyến nghị đầu tư với thời gian nắm giữ trong khoảng từ 5 năm trở lên. Đối với tài khoản tiền mặt và tài khoản thị trường tiền tệ sẽ phù hợp hơn cho những nhà đầu tư có mục tiêu đầu tư chưa đến một năm. Ngoài ra, các nhà đầu tư có mục tiêu đầu tư khoảng dưới một cho đến hơn 5 năm thì trái phiếu sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất.

Bên cạnh đó, các cố vấn tài chính thường tư vấn cho khách hàng xác định nên đầu tư với tỷ trọng bao nhiêu vào cổ phiếu bằng cách lấy 100 trừ đi số tuổi của mình, chẳng hạn như một người 40 tuổi sẽ được khuyến nghị là nên đầu tư 60% vào cổ phiếu. Quy tắc trừ tuổi này cho thấy khi khách hàng sắp đến độ tuổi nghỉ hưu, danh mục đầu tư thường sẽ được chuyển sang tỷ trọng phân bổ tài sản một cách cẩn thận hơn để giúp bảo vệ tài sản đã kiếm được.

2.2. Phân bố tài sản theo các quỹ và vòng đời đầu tư

Các quỹ tương hỗ phân bổ tài sản, hay còn được gọi là quỹ đầu tư định ngày chỉ tiêu hoặc quỹ theo vòng đời đầu tư, cung cấp cho các nhà đầu tư một danh mục đầu tư dựa theo độ tuổi, mục tiêu đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro với các mức phân bổ phù hợp đối với các lớp tài sản.

Tuy nhiên, các quỹ này nhận được nhiều chỉ trích vì việc tìm ra giải pháp phân bổ tài sản danh mục đầu tư đạt tiêu chuẩn là rất khó khăn bởi các nhà đầu tư cá nhân có các yêu cầu khác nhau.

III. 5 chiến lược phân bổ tài sản đầu tư hiệu quả

3.1. Chiến lược phân bổ cố định

Đây là một phương án rất truyền thống và chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố đầu tiên – mức độ chịu đựng rủi ro. Trước tiên bạn cần xác định được mức độ chịu rủi ro, có nghĩa là mức độ để bạn sẵn sàng đánh đổi lỗ lãi của khoản đầu tư. Chỉ trừ phi mức độ chịu rủi ro của bạn thay đổi, nếu không thông thường chiến lược phân bổ này sẽ được giữ nguyên với 70% cổ phiếu và 30% trái phiếu.

Phân bổ tài sản cố định
Ảnh minh họa

Lợi ích của chiến lược này là khiến cho việc đầu tư trở nên phù hợp hơn với mức độ chịu rủi ro mà bạn vạch ra cũng như giúp nhà đầu tư nhìn nhận rõ hơn về cả mức độ sinh lời và rủi ro của khoản đầu tư. Tuy nhiên, điểm bất lợi của chiến lược này là mức độ chịu rủi ro của hầu hết các nhà đầu tư sẽ thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh.

Khi thị trường đang phát triển nhanh, nhiều nhà đầu tư sẽ trở nên “hiếu chiến” hơn, còn khi thị trường đang gặp phải khó khăn thì họ lại có xu hướng thận trọng và rụt rè hơn trong việc ra quyết định.

3.2. Chiến lược “Lý thuyết ngày sinh”

Chiến lược đầu tư này được hình thành dựa trên lý thuyết ngày sinh với công thức được sử dụng khá phổ biến là: % đầu tư vào cổ phiếu = 110 – số tuổi. Theo đó, càng lớn tuổi thì bạn càng nên thận trọng trong việc đầu tư.

Lợi ích mà chiến lược này mang lại đó chính là việc dễ dàng điều chỉnh với những khoảng thời gian ngắn (khi số % đầu tư không chênh lệch nhiều). Bên cạnh đó, danh mục cũng sẽ được mở rộng theo thời gian, từ đó hạn chế được một số rủi ro.

Mặt khác, chiến lược này cũng mắc phải một vài tranh luận từ các nhà đầu tư, đặc biệt là đối với những người có khả năng chịu rủi ro cao bởi vì họ không mong muốn rằng việc đầu tư của mình trở nên “bảo thủ” hơn qua từng năm.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cho rằng khi đã đầu tư lâu năm, họ sẽ có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để thực hiện những chiến lược mạnh dạn và bứt phá thay vì càng ngày càng trở nên dè dặt và e ngại.

3.3. Chiến lược đầu tư theo chu kỳ

Chiến lược phân bổ tài sản truyền thống thường không tạo ra nhiều lợi nhuận cho những người mới bắt đầu và đòi hỏi một khoảng thời gian tương đối dài để những danh mục nhỏ có thể sinh lời. Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra một loại rủi ro mang tên “rủi ro thập kỉ trước” bởi vì 80% lợi nhuận mà khoản đầu tư của bạn mang lại sẽ đến sau khoảng từ 10 – 20 năm.

Chiến lược đầu tư theo chu kỳ sẽ giúp bạn hạn chế được loại rủi ro này một cách đáng kể thông qua việc đa dạng hóa danh mục theo thời gian. Thêm vào đó, bạn cũng nên lập một danh mục đầu tư gồm tối thiểu 50% là các khoản vay, sau đó đầu tư toàn bộ danh mục vào cổ phiếu để đạt được những danh mục đầu tư có lợi hơn.

3.4. Chiến lược đầu tư cổ phiếu trong dài hạn

Trong dài hạn, cổ phiếu sẽ có mức sinh lời ổn định và đáng tin cậy hơn trái phiếu. Điều này được giải thích là do đầu tư vào trái phiếu thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát. Trong khi đó thì thị trường cổ phiếu lại phụ thuộc vào nhiều vào các tập đoàn và công ty lớn mạnh. Họ là những tổ chức có khả năng điều chỉnh công việc kinh doanh để luôn giữ được mức lợi nhuận tăng theo thời gian.

Chiến lược đầu tư cổ phiếu dài hạn
Chiến lược đầu tư cổ phiếu dài hạn (Ảnh minh họa)

Họ có trong tay nhiều công cụ, bao gồm việc tăng giá, tìm kiếm khách hàng mời, tung ra những sản phẩm mới, mở rộng sang những thị trường mới, giảm thiểu chi phí hoặc thậm chí là thâu tóm các đối thủ cạnh tranh. Đến khi nào những công ty này vẫn còn tiếp tục tạo ra được lợi nhuận thì thị trường chứng khoán vẫn sẽ được “an toàn”.

3.5. Chiến lược Rempel Maximum

Hiện nay, chiến lược này thường được áp dụng đối với những người có nhu cầu vay vốn để đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, cách thức này có thể làm gia tăng cả lợi nhuận lẫn thiệt hại, nhưng nếu như thực hiện đầu tư trong thời gian dài, bạn sẽ hạn chế được những rủi ro một cách đáng kể.

Thực chất, đây là chiến lược đầu tư được phát triển từ chiến lược đầu tư cổ phiếu dài hạn. Theo tạp chí Forbes, trong số 400 người giàu nhất trên thế giới thì có đến 87% thực hiện chiến lược đòn cân nợ, nghĩa là dùng tiền của người khác để đầu tư vào công việc kinh doanh của chính mình hoặc vào thị trường cổ phiếu.

Trên đây là toàn bộ bài viết chia sẻ về phân bổ tài sản của CEOHUE. Hy vọng những thông tin trên sẽ cung cấp đến bạn đọc những kiến thức mới mẻ và bổ ích nhất.

Một số bài viết liên quan:

Hướng dẫn cách đăng ký và nộp thuế điện tử qua mạng 2022

Ngân Hàng Nhà Nước Tăng Lãi Suất Điều Hành Thêm 1%

4 Cách bảo vệ các khoản đầu tư bất động sản khi thị trường suy thoái