Các nhà kinh doanh luôn tìm cách để sử dụng tiền nhàn rỗi của mình vào một doanh nghiệp/dự án nào đó thu lợi nhuận. Vì vậy, khái niệm đầu tư và tái đầu tư từ lâu đã là một từ khóa phổ biến đối với các nhà kinh doanh.
Nhà nước luôn khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tái đầu tư để mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế và xã hội. Vậy tái đầu tư là gì? Pháp luật quy định gì về tái đầu tư? Đâu là lĩnh vực tái đầu tư hiệu quả trong tương lai? Cùng CEOHUE tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mục lục
1. Tái đầu tư là gì?
Đầu tư là gì? Đầu tư là hình thức sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực lao động, nguồn lực vật chất để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian dài nhằm tạo ra lợi nhuận, lợi ích về kinh tế xã hội.
Các hình thức đầu tư phổ biến hiện nay bao gồm: Đầu tư góp vốn, thành lập tổ chức kinh tế, mua cổ phần góp vốn, mua cổ phần, đầu tư BBC, đầu tư, tham gia hoặc thực hiện dự án đầu tư và các dự án đầu tư của chính phủ.
Tiền thu được từ đầu tư bao gồm các khoản phân phối thanh toán ở các khoản đầu tư bao gồm tiền lãi, cổ tức,… Nếu tiền không được tái đầu tư thì nhà đầu tư sẽ nhận được tiền mặt. Thực tế các nhà đầu tư thường chọn việc tái đầu tư thay vì nhận khoản đầu tư bằng tiền mặt.
Tái đầu tư (Tiếng Anh: Reinvestment) là hoạt động sử dụng cổ tức hoặc các hình thức nhận thu nhập từ một khoản đầu tư để mua thêm cổ phiếu hoặc đầu tư vào các đơn vị khác thay vì nhận khoản tiền phân phối bằng tiền mặt.
2. Đặc trưng của tái đầu tư
Một là, tái đầu tư diễn ra khi một nhà đầu tư sử dụng tiền thu được phân phối từ quyền sở hữu của một khoản đầu tư để mua thêm cổ phiếu hoặc các đơn vị, doanh nghiệp khác của cùng một khoản đầu tư.
Hai là, tiền thu được từ hoạt động này có thể bao gồm bất kì hình thức phân phối nào được chi trả từ khoản đầu tư bao gồm cổ tức, tiền lãi … liên quan đến quyền sở hữu đầu tư. Nếu không tái đầu tư, các khoản tiền này sẽ được trả cho nhà đầu tư dưới dạng tiền mặt. Doanh nghiệp xã hội luôn tái đầu tư trở lại hoạt động của chính họ.
3. Một số quy định của pháp luật về tái đầu tư
3.1. Hình thức tái đầu tư hiện tại ở Việt Nam
Dùng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư ⁄ dự án đang được thực hiện hoặc để đầu tư mới Việt Nam theo hình thức do pháp luật quy định.
Để khuyến khích tái đầu tư, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi năm 2000) quy định nhà đầu tư được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của số lợi nhuận tái đầu tư nếu đáp ứng các yêu cầu:
- Tái đầu tư vào các dự án được khuyến khích đầu tư;
- Vốn tái đầu tư được sử dụng từ 3 năm trở lên;
- Đã góp đủ vốn pháp định trong giấy phép đầu tư.
Tỉ lệ hoàn thuế được quy định với các mức 100%, 75%, 50% số thuế lợi tức đã nộp tùy thuộc vào lĩnh vực, địa bàn, hình thức và thời hạn tái đầu tư. Hoàn thu nhập hợp pháp ở Việt Nam để đầu tư.
3.2. Các dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã sẵn sàng để tái đầu tư
Bước một: Cần vốn:
Vốn doanh nghiệp có thể là bằng tiền, máy móc thiết bị, nhà xưởng, các công trình xây dựng khác, bí quyết, quy trình, công nghệ,….. thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Vốn có thể là vốn đầu tư nước ngoài, vốn nhà nước, tư nhân, vốn vay trung hạn và dài hạn, vốn cổ phần, góp vốn.
Bước hai: Cần thời gian dài:
Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong giấy phép đầu tư. Thường thì từ 2 năm trở lên có thể kéo dài đến 40 năm tuy nhiên không vượt quá 70 năm. Những hoạt động ngắn hạn của doanh nghiệp trong một năm tài chính không được gọi là công việc đầu tư.
Bước ba: Ích lợi do đầu tư mang lại
Được đại diện trên hai mặt: lợi ích tài chủ đạo (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội). Ích lợi kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn gọi ích lợi kinh tế tác động đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng.
Những lợi ích mà tái đầu tư mang lại: Mang lại lợi nhuận (được xem là lợi ích chính), mang lại những giá trị cho kinh tế xã hội (lợi ích kinh tế xã hội). Lợi ích tài chính ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư, lợi ích kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quyền lợi của cộng đồng.
Tái đầu tư là cách tốt nhất để tích lũy của cải. Nhiều người có khả năng kiếm tiền nhưng lại không biết đầu tư vào đâu để sinh lời, hoặc giả có đầu tư thì lại lựa chọn kém hiệu quả, thậm chí làm tiêu tan số tiền tích lũy trong nhiều năm trời.
Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp, tái đầu tư là một yếu tố quan trọng trong việc đưa công ty tiếp tục phát triển và gặt hái thành công. Không nên hiểu khái niệm tái đầu tư chỉ bao gồm khía cạnh đầu tư tài chính mà còn là tái đầu tư thời gian và kinh nghiệm, tái đầu tư cho nhân lực.
4. Đâu là lĩnh vực tái đầu tư hiệu quả trong tương lai
Bạn đang tìm một lĩnh vực để tái đầu tư trong tương lai? Tìm một kênh tái đầu tư phù hợp có khả năng sinh lợi nhuận cao là cái mà nhà đầu tư đang tìm kiếm. Dưới đây sẽ là 3 kênh tái đầu tư mà bạn có thể tham khảo:
4.1. Tái đầu tư bất động sản
Mua bán bất động sản: Bạn có một khoản tiền nhàn rỗi lớn nhờ việc tích lũy hoặc kết quả của việc đầu tư lĩnh vực khác. Bạn có thể mua đi và bán lại với giá cao hơn các loại bất động sản (đất, nhà, chung cư,..).
Lợi nhuận thu về lớn hay không phụ thuộc vào giá trị bạn mua nó ban đầu, giá trị càng thấp thì lợi nhuận sẽ càng nhiều. Chính vì thế, nhiều nhà đầu tư thường chọn mua lúc chung cư còn đang xây dựng để được giá ưu đãi nhất sau đó bán lại để thu lợi nhuận.
Cho thuê bất động sản: Bạn có một số căn nhà trống có thể cho thuê để nhận được một khoản thu nhập hàng tháng. Số tiền thu nhập đó bạn có thể mua thêm hoặc dùng để nâng cấp giá trị của ngôi nhà bạn lên.
4.2. Tiết kiệm ngân hàng
Đối với việc đầu tư vào ngân hàng thì bạn phải có một khoản tiền tích lũy. Khi bạn gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ tính theo công thức lãi kép. Trong thời gian, bạn tiết kiệm tích lũy, lợi nhuận sẽ không được tính riêng mà sẽ cộng thêm vào số tiền gửi tiết kiệm ban đầu. Trong các kỳ gửi tiếp theo lãi sẽ được tính theo số tiền đã được cộng dồn lại cho nên số tiền lãi sẽ tăng lên.
Ví dụ: Nếu ban đầu bạn đầu tư tiết kiệm vào ngân hàng 500 triệu với mức lãi suất là 10%/năm thì:
Sau 1 năm bạn nhận được 500 x (1+0.1) = 550 triệu
Sau 2 năm bạn nhận được 550 x (1+0.2) = 605 triệu
Số tiền bạn nhận được sau 1 năm bạn đầu tư là 50 triệu. Bạn tiếp tục gửi lại sang năm thứ 2,tiền lãi tiếp tục phát sinh ( phần tiền ban đầu + lãi phát sinh) là 50 triệu thì tổng lãi là 55 triệu. Con số 10% được gọi là lãi ghép hay lãi kép (lãi gốc + lãi).
Đừng quên một yếu tố tác động rất lớn đến giá trị tiền chính là yếu tố lạm phát (sự mất giá của đồng tiền). Hiện nay, lạm phát ở Việt Nam được xem là vẫn nằm trong sự kiểm soát, tuy nhiên bạn là một nhà đầu tư phải nhạy bén trước những thay đổi xung quanh về các vấn đề kinh tế xã hội.
3. Tái đầu tư vào cổ phiếu/trái phiếu
Cổ phiếu được các công ty phát hành để thu hút đầu tư. Sở hữu cổ phiếu đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sở hữu một phần cổ phần của doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ được nhận lợi nhuận của mình dưới dạng cổ tức.
Có 2 cách để bạn tái đầu tư lợi nhuận:
Cách thứ nhất là tái đầu tư bằng cổ phiếu: Bạn sẽ nhận được cổ tức cho việc sở hữu cổ phiếu và dùng cổ tức để mua cổ phiếu mới. Cổ phiếu bạn mua mỗi lần tái đầu tư sẽ gia tăng và lợi nhuận bạn nhận sẽ gia tăng theo
Cách thứ hai là tái đầu tư bằng việc bán cổ phiếu: Bạn mua một 100 cổ phiếu với giá 2 đô la/ cổ. Sau 2 năm giá cổ phiếu tăng lên 10 đô la/cổ. Bạn quyết định bán đi hết với giá 10 đô la/cổ và mua 200 cổ phiếu của một doanh nghiệp đang tăng trưởng khác.
Kết luận
Nhiều nhà kinh doanh và đầu tư vẫn còn e ngại việc tái đầu tư vì lo ngại sẽ gặp rủi ro. Tuy nhiên, muốn thành công không thể nào chọn con đường an toàn mãi, muốn trở thành một nhà đầu tư kinh doanh thành công cần có kiến thức, kinh nghiệm hơn hết cần sự quyết tâm không ngại mạo hiểm để chạm đến được với thành công.
Tái đầu tư tất nhiên sẽ có những rủi ro không xác định trước được, nhưng nếu bạn sử dụng nguồn lực một cách khéo léo, áp dụng phương pháp hợp lý để thu về khoản lợi nhuận cao hơn thì bạn sẽ thành công.
Bài viết trên đã phần nào trình bày hết các nội dung cơ bản về tái đầu tư. Hy vọng với những kiến thức CEOHUE chia sẻ, bạn sẽ tìm được hướng đi và tự tin hơn trên con đường đầu tư của mình.
> Xem thêm:
Thuế là gì? 3 vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Quản trị nhân sự là gì? Tìm hiểu 4 nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân sự