Khởi nghiệp là một hành trình táo bạo và đầy thử thách, nhưng cũng là cơ hội để biến giấc mơ thành hiện thực và tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội. Việc bắt đầu một doanh nghiệp mới đòi hỏi sự kiên nhẫn, quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ để vượt qua các khó khăn và đạt được thành công. Tuy nhiên, nếu bạn có đam mê, tinh thần khởi nghiệp và tầm nhìn rõ ràng, việc khởi động một doanh nghiệp có thể trở thành một hành trình hạnh phúc và đầy ý nghĩa. Trong đoạn tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về quá trình khởi nghiệp và những bước cần thiết để thành công trong lĩnh vực này.
Thế nào là khởi nghiệp độc lập và bán độc lập? Ưu điểm của mỗi loại hình trên là gì? Đây là thắc mắc được nhiều startup tìm kiếm câu trả lời nhiều nhất. Đê phân biệt được khởi nghiệp độc lập và bán độc lập hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung bài viết hôm nay.
Mục lục
Phân biệt khởi nghiệp độc lập và bán độc lập
1. Khởi nghiệp độc lập là gì?
Khởi nghiệp độc lập là hình thức có từ lâu, trong lĩnh vực kinh tế hoạt động này sẽ đầu tư cố định vào một lĩnh vực và sản xuất theo nhiều kỳ liên tiếp. Quá trình này là sự tích luỹ vật chất cần thiết trong kinh doanh.
Trong khi đó, trong lĩnh vực tài chính, khởi nghiệp độc lập là đầu tư số vốn cố định vào kinh doanh để tạo ra lợi nhuận qua các kỳ sản xuất nối tiếp nhau. Việc tạo ra các giá trị tài sản không chỉ gồm các chỉ tiêu không liên quan đến quá trình sản xuất mà còn bao hàm các chỉ tiêu không tham gia trực tiếp trong quá trình này. Các yếu tố này có các hoạt động như: nghiên cứu, chi phí đào tạo nguồn nhân lực,…
Theo Luật đầu tư tại khoản 5 Điều 3 có quy đinh đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
Trong mỗi lĩnh vực sẽ có khái niệm về khởi nghiệp độc lập khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn có một yêu cầu cơ bản được đảm bảo là nguồn vón đầu tư sẽ do nhà kinh doanh bỏ ra 100% nhằm mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất và sinh lợi nhuận sau này.
2. Khởi nghiệp bán độc lập là gì?
Khởi nghiệp bán độc lập là hình thức nhượng quyền thương mại, nghĩa là bạn vẫn sẽ mở cửa hàng kinh doanh nhưng hàng hoá hoặc dịch vụ này sẽ được cung cấp bởi một công ty khác trong một lĩnh vực cụ thể bất kỳ. Nói một cách dễ hiểu, ở đây vai trò của người kinh doanh là nhà phân phối bán lại các sản phẩm của công ty lớn.
Trong Luật Thương mại nước ta có quy định Nhượng quyền thương mại như sau: nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; (2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Việc kinh doanh vẫn do bạn quản lý và làm chủ nhưng tất cả các quy trình xử lý đối với các việc phát sinh đều phải làm theo quy đinh đã ký trong hợp đồng với bên công ty lớn. Tuy làm chủ nhưng với hình thức này bạn không thể thực hiện ý đồ kinh doanh theo mong muốn của mình. Thay vào đó là có các khoản ràng buộc và đi theo khuôn mẫu nhất định.
Nên chọn khởi nghiệp độc lập hay bán độc lập
Hình thức khởi nghiệp nào cũng có lợi và bất cập riêng, tuỳ theo nhu cầu và mong muốn trong kinh doanh cá nhân mà bạn có thể lựa chọn cái phù hợp. Nếu là tuýp người muốn thử thách bản thân và không thích sự khuôn mẫu thì khởi nghiệp độc lập là hình thức dành cho bạn. Tuy nhiên, việc xây dựng nên một thương hiệu mới là cả một quá trình phấn đấu nên mất nhiều thời gian và công sức.
So với khởi nghiệp bán độc lập, bạn chỉ cần thông qua các điều kiện đáp ứng là có thể xây dựng cho mình một cơ sở kinh doanh riêng. Đặc biệt, cái đắc giá của loại hình này nằm ở độ nổi tiếng và giá trị thương hiệu. Chọn thương mại nhượng quyền bạn sẽ không cần nghĩ đến vấn đề xây dựng danh tiếng và tìm kiếm cách thức, nguồn hàng. Bởi những thứ này được cung cấp bởi công ty mẹ. Tuy nhiên bạn sẽ bị ràng buộc về rất nhiều các điều khoản và quy định tỏng hợp đồng.
Cả hai hình thức khởi nghiệp độc lập và bán độc lập đều có những ưu và hạn chế riêng. Hy vọng thông qua những thông tin trên bạn có thể có cái nhìn rõ hơn về chủ đề này. Khởi nghiệp là chuyện trọng đại, do đó bạn nên suy xét thật kỹ lưỡng trong các bước tiến hành nhé. CHúc bạn sớm đạt được nhiều thành công đáng mong đợi.