Để khởi nghiệp thành công, bên cạnh những kiến thức chuyên môn, các bạn trẻ cần phải có những kiến thức cơ bản về kinh doanh.
Hiện nay, với lợi ích của việc mở cửa thông thương, đất nước ta có thêm được nhiều cơ hội tiếp xúc với nền văn minh thế giới. Các bạn trẻ ngày nay đã rất năng động và sáng tạo. Chính lý do này hình thành nên hiện tượng khởi nghiệp trong giới trẻ – một hiện tượng đang có xu hướng phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công, bên cạnh những kiến thức chuyên môn, các bạn trẻ cần phải có những kiến thức cơ bản về kinh doanh.
Bài viết này xin chia sẻ những điều cần biết về kiến thức kinh doanh cơ bản đến các bạn trẻ đặc biệt là những bạn sẽ khởi nghiệp và đang khởi nghiệp.
Mục lục
1.Tại sao giới trẻ khởi nghiệp cần có những kiến thức cơ bản về kinh doanh?
Giới trẻ khởi nghiệp ngày nay, trước khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng của mình các bạn hãy đảm bảo rằng phải trang bị đầy đủ những kiến thức kinh doanh cũng như kiến thức quản trị kinh doanh cơ bản để có thể điều khiển, vận hành thật tốt việc kinh doanh của mình. Đối với những ý tưởng khởi nghiệp có mục tiêu lớn như đưa sản phẩm phát triển rộng rãi ra thị trường nội địa thậm chí là quốc tế thì việc trang bị những kiến thức về kinh doanh là điều cần thiết để các bạn có thể lên ý tưởng thật chi tiết và hoàn hảo cho từng bước đi của các bạn, hạn chế tối đa những thất bại không đáng có không thuộc về lĩnh vực chuyên môn. Điều này cũng giúp ích cho những cá nhân hay tổ chức khởi nghiệp có mong muốn được hỗ trợ vốn từ các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư cần biết lợi nhuận kinh doanh, số liệu thống kê và tất tần tật thông tin về kế hoạch kinh doanh của bạn trước khi họ chấp nhận lời mời đầu tư cho bạn. Trên đây là những lý do khuyến học về kinh doanh dành cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp.
2. Một số kiến thức cơ bản về kinh doanh
2.1 Ý tưởng kinh doanh là điều quan trọng đầu tiên
Hãy chắc chắn ý tưởng kinh doanh của bạn có những yếu tố sau:
+ Yếu tố khác biệt: muốn phát triển thành công ý tưởng của bạn cần phải có sự khác biệt chẳng hạn như sản phẩm của bạn có gì đặc biệt hơn những sản phẩm cùng loại khác, hình thức bán hàng của bạn đặc biệt chỗ nào? …. Nếu không thể đảm bảo việc có sự khác biệt, chí ít các bạn cũng cần đảm bảo yếu tố nổi bật cho sản phẩm của mình. Sản phẩm của bạn độc đáo hơn ở điểm nào? Lợi ích khách hàng nhận được khác hơn như thế nào so với lợi ích khách hàng của các đối thủ cạnh tranh cùng mặt hàng với bạn?
+ Yếu tố phù hợp: ý tưởng kinh doanh cần có sự khác biệt nhưng không phải bạn đưa ý tưởng của mình trở thành ý tưởng bất khả thi, không phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và đặc biệt là không phù hợp với tầng lớp, thị trường kinh doanh mà bạn muốn hướng đến. Hãy tìm sự khác biệt cho ý tưởng nhưng vẫn đảm bảo điều kiện phù hợp của ý tưởng đó với tình hình chung.
+ Yếu tố triển vọng: Sau khi đảm bảo ý tưởng của bạn có sự khác biệt và phù hợp, bạn nên cân nhắc xem con đường này bạn đi được bao xa và bao lâu. Liệu rằng ý tưởng kinh doanh này của bạn sẽ tồn tại được trong thời gian bao lâu? Lợi nhuận bạn thu về có được như mong muốn và thị trường kinh doanh có được mở rộng hay không là những câu hỏi bạn cần phải trả lời để đảm bảo ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ thành công.
2.2 Bước tiếp theo cần phải xác định mô hình kinh doanh
Những ý tưởng kinh doanh khác nhau sẽ có những mô hình kinh doanh phù hợp cho mỗi ý tưởng đấy. Bạn cần xác định mô hình kinh doanh dựa trên các tiêu chí sau:
+ Khách hàng của bạn thuộc tầng lớp nào, độ tuổi nào? Là những ai?
+ Sản phẩm của bạn đem lại lợi ích gì cho họ?
+ Bạn đưa sản phẩm đến tay họ bằng cách nào?
+ Dịch vụ chăm sóc khách hàng bạn lựa chọn có phù hợp và tốt cho khách hàng của bạn không?
+ Lợi nhuận bạn thu về được bao nhiêu?
+ Bạn sẽ triển khai những hoạt động kinh doanh như thế nào?
+ Bạn cần nguồn nhân viên như thế nào?
+ Bạn có hợp tác với ai nữa không?
+ Vốn bạn cần phải có để thực hiện kinh doanh là bao nhiêu?
2.3 Xác định kinh doanh tự thân hay hợp tác với ai
Nếu kinh doanh cá nhân, chắc chắn bạn sẽ đi nhanh hơn nhưng về quãng đường dài đi được bao nhiêu thì không thể so bì với khi bạn cùng hợp tác với ai đó. Bạn cần dựa vào một số tiêu chí sau để chọn đối tác phù hợp: có chung chí hướng và mục tiêu phát triển; hạn chế hợp tác với người thân, hãy chọn người lạ nếu có thể; cổ đông phải góp vốn với bạn và phải thành tín trong kinh doanh.
2.4 Xây dựng chiến lược marketing và áp dụng “kiếm tiền trước, phát triển sau”
Bạn sẽ sử dụng những các nào để quảng bá sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay khách hàng? Quảng bá thông qua Internet, tivi hay là dịch vụ quảng cáo banner? Ngay từ giai đoạn đầu, bạn phải thực hành phương châm kiếm tiền trước tiên để giúp công ty ổn định, rồi mới từ từ phát triển công ty lên được. Hãy trân trọng từng hợp đồng, từng khách hàng cho dù giá trị nhận được là nhỏ nhất.
2.5 Luôn luôn chủ động học hỏi để phát triển bản thân
Kiến thức là vô tận và nguồn kiến thức luôn đổi mới mỗi ngày vì thế nếu là người đứng đầu, bạn nên chủ động cập nhật kiến thức cho bản thân chẳng những về chuyên môn mà còn phải về các kỹ năng sống để có thể điều khiển và hoạt động công ty thật tốt. Và đừng bao giờ từ bỏ khi thất bại.
3. Bổ sung những kiến thức cơ bản về kinh doanh này bằng cách nào, ở đâu?
Các bạn có thể học online thông qua các trang web dạy trực tuyến hay đăng ký học các khóa học ngắn hạn ở những trung tâm được kết nối giáo dục với các trường đại học, doanh nghiệp lớn. Sự kết nối này sẽ giúp cho nội dung của chương trình học mang tính thực tiễn nhiều hơn. Các bạn sẽ được học tập và luyện thi chứng chỉ sau khi đăng ký những khóa học đó.
Ngoài ra, với mạng Internet hiện đại ngày nay, các bạn nên đăng ký các gói dịch vụ trực tuyến để các nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng tra cứu thông tin thí sinh, từ đó biết được thông tin của các bạn để có thể tư vấn hỗ trợ các bạn giải đáp thắc mắc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ dễ dàng đăng nhập thông tin thí sinh để kiểm tra kết quả học tập của bản thân hoặc gửi những thắc mắc đến các trung tâm đào tạo một cách thuận tiện hơn.
Tóm lại, đối với giới trẻ khởi nghiệp, các bạn hãy vững lòng tin, đừng bao giờ bỏ cuộc khi gặp thất bại. Hãy nhớ trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức cơ bản về kinh doanh trước khi bắt tay vào kinh doanh nhé. Hi vọng bài viết sẽ mang lại lợi ích cho các bạn.
Theo: http://vuontrithuc.com