Trong cuộc sống hàng ngày, có đôi lúc chúng ta bất chợt nảy ra một ý tưởng kinh doanh (YTKD) cho chính bản thân mình, nhưng làm cách nào để biến ý tưởng kinh doanh đó trở nên thực tế thì đa phần mọi người đều không làm được.
Cho nên ở bài viết này, Cùng CEOHUE sẽ cho bạn biết cách để hình thành và triển khai ý tưởng kinh doanh một cách sáng tạo và hiệu quả nhất.
Mục lục
1. Ý tưởng kinh doanh là gì?
Ý tưởng kinh doanh có thể hiểu đơn thuần là ý tưởng về một hoạt động kinh doanh bất kì, YTKD được sinh ra với mong muốn kiếm được lợi nhuận từ một mô hình kinh doanh nào đó. YTKD thường được đưa ra bởi các cá nhân hoặc nhóm người có khả năng sáng tạo và thích nghi với môi trường kinh doanh.
Một ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm những gì mà bạn thấy thiếu sót trên thị trường hiện tại, những nhu cầu hoặc sở thích của bản thân hoặc của một nhóm khách hàng cụ thể, hoặc những xu hướng mới trong thị trường hoặc xã hội.
Một ý tưởng kinh doanh tốt nên có tính khả thi, tính đột phá, có tiềm năng tăng trưởng và mang lại giá trị cho khách hàng. Nó cũng nên có một kế hoạch kinh doanh chi tiết để định hướng cho hoạt động kinh doanh trong tương lai.
> Xem thêm: Chuẩn bị những kịch bản kinh doanh nào phù hợp với tình hình hiện nay
2. Ý tưởng kinh doanh được tìm ra như thế nào?
2.1 Hiểu được khả năng của chính bản thân bạn
Có rất nhiều cách để bạn tìm kiếm cho mình một YTKD dành cho riêng bản thân mình. Vậy nên hãy cứ trải nghiệm qua nhiều môi trường khác nhau để hiểu rõ bản thân đang ở đâu, phù hợp với môi trường nào.
Hãy xác định khả năng của bản thân trước khi bắt đầu có cho mình một ý tưởng kinh doanh phù hợp. Việc rút gọn và loại bỏ các lĩnh vực kinh doanh không phù hợp với bản thân sẽ giúp bạn bớt đi một phần suy nghĩ về lĩnh vực này, cũng như là việc thất bại với những lĩnh vực khó nhằn với bản thân mình.
Một ý tưởng kinh doanh tốt là một ý tưởng nằm trong lĩnh vực kinh doanh mà bạn yêu thích, một YTKD mà bản thân bạn luôn hình dung được nó trong đầu dù ở bất kỳ nơi đâu.
Với YTKD này, sự đam mê và nhiệt huyết của bạn dường như phải dành tất cả cho nó, chỉ có như vậy bạn mới có thể vượt qua được mọi khó khăn trong khi bắt đầu triển khai kế hoạch. Từ đó cơ hội thành công của bạn sẽ là rất cao.
2.2 Nguyên tắc hình thành lên một ý tưởng kinh doanh
Một ý tưởng kinh doanh phải mang lại một lợi thế cạnh tranh nhất định vì nó không chỉ lấp đầy được nhu cầu cần thiết mà còn mang đến lợi ích cho khách hàng.
Lợi thế cạnh tranh chủ yếu đến từ việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của khách hàng, hoặc sử dụng công nghệ để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ, hay một thị trường hoàn toàn mới mà ở đó nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Một YTKD phải hình thành đúng theo nguyên tắc SMARTER.
Specific – cụ thể, dễ hiểu
- Các ý tưởng kinh doanh phải cụ thể vì nó sẽ định hướng cho những hoạt động sắp tới của doanh nghiệp bạn.
- Bạn nói mục tiêu ý tưởng kinh doanh của bạn là phải dẫn đầu thị trường trong khi đó đối thủ cạnh tranh của bạn đang chiếm 40% thị phần. Hãy đặt mục tiêu chiếm 41% thị phần, qua đó mục tiêu của bạn sẽ cụ thể hơn khi biết bạn cần phải cố gắng đạt bao nhiêu% nữa.
Measurable – đo lường được
- Các chỉ tiêu trong ý tưởng kinh doanh của bạn mà không đo lường được thì không biết có đạt được không?
- Đừng ghi: “ phải trả lời thư của khách hàng khi có thể ”, hãy yêu cầu nhân viên trả lời thư trong ngày nhận được.
Achievable – Vừa sức
- Các chỉ tiêu được đặt trong ý tưởng phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng phải vừa sức, đừng đặt chỉ tiêu mà bản thân bạn không thể nào đạt nổi.
- Nếu từ đó đến giờ bạn chưa bao giờ đạt được doanh thu 100tr thì đừng đặt mục tiêu cho ý tưởng của bạn phải kiếm được 1 tỷ.
Realistics – thực tế
- Tiêu chí này đo lường giữa khả năng thực hiện ý tưởng so với nguồn lực của bạn (thời gian, tiền bạc, nhân sự…)
- Đừng đặt chỉ tiêu giảm 25kg trong vòng 1 tháng để đạt được số kg mong muốn, điều này là không thực tế.
Timebound – có thời hạn
- Phải đặt thời gian hoàn thành cụ thể cho từng công việc nếu không nó sẽ bị trì hoãn.
- Thời gian hợp lý sẽ giúp bạn vừa đạt được mục tiêu mong muốn, vừa giúp bạn dưỡng sức cho những mục tiêu kế tiếp.
Engagement – liên kết
- Ý tưởng kinh doanh của bạn phải làm sao liên kết được với lợi ích của công ty cũng như với các chủ thể khác.
- Khi các bộ phận, nhân viên tham gia thực hiện mục tiêu, họ sẽ được kích thích như thế nào. Nếu doanh nghiệp bạn thành lập để triển khai YTKD của bạn không có chế độ này, việc thực hiện mục tiêu sẽ không có hiệu quả.
Relevant – thích đáng
- Chỉ tiêu có hữu ích đối với một bộ phận nhưng bộ phận khác lại thờ ơ cũng là điều bạn cần quan tâm nếu muốn tạo ra sức mạnh đoàn kết để thực hiện YTKD của mình.
- Ví dụ mức tồn kho, bộ phận bán hàng luôn muốn mức tồn kho cao trong khi bộ phận tài chính lại muốn mức tồn kho thấp.
- Các mục tiêu trong ý tưởng kinh doanh phải thích đáng, công bằng với các bộ phận của doanh nghiệp.
3. Một số cách tìm kiếm và hình thành ý tưởng kinh doanh
3.1 Từ nhu cầu và lợi ích của khách hàng
Dựa vào năng lực của bản thân, hãy xác định đâu là lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang muốn hướng đến, qua đó tìm kiếm những sản phẩm, dịch vụ có ích cho mọi người. Tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng xem họ đang mong muốn điều gì? từ đó tìm kiếm các ý tưởng mới cho sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ.
3.2 Nghiên cứu thị trường
Tìm hiểu các xu hướng mới nhất trên thị trường, các sản phẩm, dịch vụ đang hot, nhu cầu tiêu dùng của người dân. Từ đó đưa ra ý tưởng kinh doanh mới phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng.
3.3 Đi du lịch
Đi du lịch không những giúp bạn được thư giãn, mà những trải nghiệm ở các vùng đất khác nhau sẽ mở mang cho bạn thấy được nhiều điều mới lạ hơn. Bạn có thể học hỏi được nhiều ý tưởng và kinh nghiệm kinh doanh từ những người khác.
3.4 Tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau
Có thể lấy ý tưởng từ các báo, tạp chí, trang web chuyên về kinh doanh. Bạn có thể xem những gì những người khác đang làm, tìm kiếm những lỗ hổng trong thị trường để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
3.5 Từ các diễn đàn, sự kiện khởi nghiệp kinh doanh
Không quá khó để tìm kiếm một diễn đàn hay sự kiện về khởi nghiệp kinh doanh ở thời điểm hiện tại, ở những nơi này bạn có thể học hỏi thêm được nhiều điều mới lạ, gặp gỡ, lắng nghe và chia sẻ cùng với những người thành công.
Bên cạnh đó còn bạn còn có cơ hội hợp tác với những người có mặt trong sự kiện, YTKD cũng có thể được hình thành từ chính nơi này, biết đâu được ý tưởng kinh doanh đó sẽ mang đến cho bạn sự thành công sau này.
3.6 Lắng nghe ý kiến từ người khác
Hỏi ý kiến từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp để thu thập thông tin và ý tưởng. Điều này giúp bạn có thể đánh giá được ý tưởng của mình và tìm kiếm những ý kiến đóng góp xây dựng để hoàn thiện hơn.
3.7 Đọc sách, báo về kinh doanh
Tìm hiểu về các mô hình kinh doanh, quản lý, tiếp thị và phát triển sản phẩm từ các sách về kinh doanh để tìm ra các ý tưởng mới và có thể áp dụng cho ý tưởng của bạn.
3.8 Các trang mạng xã hội
Cùng với đó việc thường xuyên đọc sách, báo cũng giúp bạn khám phá ra nhiều điều thú vị về cuộc sống xung quanh mình, qua đó có thể nảy ra một ý tưởng kinh doanh độc đáo để giúp bạn chinh phục con đường khởi nghiệp của mình.
Mạng xã hội hiện nay đang rất phổ biến, chính vì thế nó không chỉ mang lại sự giải trí, mà bên cạnh đó nó còn mang đến cho bạn một lượng kiến thức khổng lồ.
Nếu mang trong mình giấc mơ, đam mê khởi nghiệp thì điều bạn nên làm là theo dõi các kênh mang lại cho bạn kiến thức cũng như giá trị cao.
3.9 Tìm kiếm và thảo luận với những người có mong muốn khởi nghiệp
Hãy tìm kiếm và chia sẻ với những người có lí tưởng khởi nghiệp giống như bạn, hãy trò chuyện cũng như trao đổi thông tin nhiều hơn, vì sớm muộn gì ý tưởng kinh doanh cũng sẽ xuất hiện và có thể đó là một YTKD vô cùng tuyệt vời, đúng không nào?
> Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì? lợi ích của mô hình kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp(2022)
4. Đánh giá ý tưởng kinh doanh
Các ý tưởng kinh doanh thường xuất hiện đột ngột, nó thường nằm trên các tờ giấy nháp mà chưa có một kế hoạch hay mục tiêu cụ thể rõ ràng nào. Đánh giá YTKD là quá trình đánh giá khả năng thực hiện và tiềm năng thành công của một ý tưởng kinh doanh.
Đánh giá ý tưởng kinh doanh là bước quan trọng để đảm bảo rằng ý tưởng đó có thể phát triển và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần được đánh giá khi xem xét một ý tưởng kinh doanh:
-
Khả năng cạnh tranh: Đánh giá sự cạnh tranh trong lĩnh vực đó và tìm hiểu các sản phẩm, dịch vụ tương tự đang được cung cấp trên thị trường.
- Khả năng tạo ra giá trị: Đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho khách hàng và đưa ra giải pháp cho một vấn đề hoặc nhu cầu thị trường.
- Khả năng tài chính: Đánh giá chi phí và các nguồn tài chính cần thiết để thực hiện ý tưởng kinh doanh. Bạn cần xem xét các chi phí như vật liệu, lao động, quảng cáo, marketing, vận chuyển và chi phí hoạt động hàng ngày.
- Khả năng tiếp cận thị trường: Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm hoặc dịch vụ và đảm bảo rằng có một thị trường đầy đủ để tiếp nhận sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
- Khả năng phát triển: Đánh giá khả năng phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong tương lai và cân nhắc việc mở rộng kinh doanh.
-
Khả năng tiềm năng lợi nhuận: Đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận và trở thành một doanh nghiệp thành công trong tương lai.
-
Tính độc đáo của ý tưởng: Tính độc đáo của ý tưởng không có nghĩa là không có ai cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cùng loại, mà nó có ý nghĩa là không có ai cung cấp sản phẩm, dịch vụ giống cách mà bạn đang cung cấp hoặc không có ai cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong khu vực mà bạn đang cung cấp.
5. Kết luận
Tìm và đánh giá ý tưởng kinh doanh là một quá trình quan trọng để bắt đầu một doanh nghiệp thành công. Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng đáp ứng được nhu cầu thị trường và tạo ra giá trị cho khách hàng, đồng thời cũng có khả năng cạnh tranh, tài chính, tiếp cận thị trường và phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, việc tìm kiếm và đánh giá ý tưởng kinh doanh không phải lúc nào cũng dễ dàng và đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Nếu bạn đã có một ý tưởng kinh doanh, hãy đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu và đánh giá nó với cẩn thận để đảm bảo rằng nó có tiềm năng trở thành một doanh nghiệp thành công.