Giảm chi phí, nhân công, kế hoạch kinh doanh… có thật đúng?

Kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, phải cố gắng chèo lái hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong tình thế suy thoái kinh tế đó, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm chi phí (cắt giảm nguồn nhân công và một số khoản chi phí không cần thiết) và thu hẹp các kế hoạch, dự định kinh doanh. Xin hỏi chuyên gia, cách làm như vậy có đúng và phù hợp?

Giảm chi phí, nhân công, kế hoạch kinh doanh… có thật đúng?
Giảm chi phí, nhân công, kế hoạch kinh doanh… có thật đúng?

Chuyên gia BIT Academy: Thực tế, hầu hết doanh nghiệp đều đang chọn hành động theo hai hướng: cắt giảm chi phí (cắt giảm nguồn nhân công và một số khoản chi phí không cần thiết) và thu hẹp các kế hoạch, dự định kinh doanh. Với hai hướng hành động trên, chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ vấp phải sự không phản đối từ phía người lao động, hoạt động kinh doanh có thể bị trì trệ hoặc ngừng hoạt động khi không có nhân công.

Vì thế, trước thực trạng đầy thách thức ấy, các doanh nghiệp cần phải hành động nhanh chóng và tập trung hơn, cũng như bình tĩnh đưa ra các phương án nắm chặt quyền kiểm soát, tìm cơ hội phát triển trong thế bị động. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp có thể hành động như sau:

Mục lục

Thứ nhất: Khích lệ nhân viên

Nhân viên là nền móng của doanh nghiệp, quyết định trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Khi gặp phải các vấn đề lớn, nhân viên càng cần phải làm việc năng suất hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các chính sách khen thưởng, động viên bộ phận nhân viên nhằm nâng cao hiệu suất công việc.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần trau dồi thêm các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho nhân viên để thích ứng nhanh và bắt kịp sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế. Đặc biệt là các kỹ năng cần cho thời kỳ suy thoái.

Thứ hai: Lập kế hoạch tài chính

Nguồn tiền là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành doanh nghiệp. Cần phải tự chủ khả năng tài chính, kiểm soát các nguồn thu và nguồn chi, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái này. Dựa trên số liệu các năm trước, doanh nghiệp có thể dự toán kế hoạch sử dụng chi phí phù hợp trong tương lai.

Tình trạng suy thoái không thể lường trước, vì vậy doanh nghiệp phải luôn trong trạng thái sẵn sàng đối mặt. Xác định nguồn ngân sách hiện tại, phân bổ ngân sách phù hợp để doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngân sách cụ thể, dễ dàng hơn trong việc kiểm soát.

Thứ ba: Cắt giảm chi phí

Doanh nghiệp có thể cắt bỏ các khoản chi phí ẩn – những chi phí bỏ ra nhưng không đem lại giá trị. Chi phí ẩn có thể không hiện rõ, nhưng để khoản chi phí này tiếp tục hoạt động trong thời gian dài mà không cắt bỏ kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của chính doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tổ chức đánh giá hoạt động của lực lượng nhân viên, xác định các nhân viên tiềm năng, nhân viên nòng cốt và nhân viên kém, không còn phù hợp cho việc kinh doanh hiện tại. Từ đó lên kế hoạch quy hoạch nhân sự, bổ túc kiến thức cho nhân viên, tinh gọn bộ máy nhân lực.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Thứ tư: Rà soát, đánh giá chiến lược hoạt động kinh doanh phù hợp

Doanh nghiệp cần sàng lọc, phân tích lại lần lượt các kế hoạch, chiến lược, dự án và KPI để phù hợp với mục tiêu chiến lược. Các dự án nào có thể phát triển tốt thì duy trì, dự án nào chưa phù hợp thì điều chỉnh, dự án nào không thể tạo ra giá trị thì loại bỏ. Có thể thu hẹp thị trường hoạt động, chỉ tập trung vào thị trường có tiềm năng. Đảm bảo doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động phù hợp với ngân sách hiện có.

Đồng thời, xác định điểm mạnh, điểm yếu của chính doanh nghiệp, tìm hiểu đối thủ, nắm bắt cơ hội cạnh tranh. Quan sát tình hình đối thủ và cách giải quyết cho các tình huống khác nhau.

Thứ năm: Đánh giá mức độ rủi ro

Tự tổ chức đánh giá các rủi ro, cách giải quyết và khả năng xử lý được bao nhiêu rủi ro. Đề xuất mức độ rủi ro và phạm vi giải quyết.

Nguồn: https://doanhnhansaigon.vn/