Như đã nói, quản trị nhân sự có những ảnh hưởng lớn đến các hoạt động và quá trình phát triển của doanh nghiệp. Vai trò của quản trị nhân sự đối với doanh nghiệp liên quan tới việc: tuyển dụng nhân sự, hoạch định nhân sự, hướng dẫn, chọn lựa, đào tạo, huấn luyện, phát triển nghề nghiệp của mỗi nhân viên. Vậy vai trò của quản trị nhân sự là gì? Đâu là nhiệm vụ chính của nghề quản trị nhân sự, và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự. cùng CEOHUE tìm hiểu quả bài viết dưới đây.
Nếu bạn chưa hiểu rỏ quản trị nhân sự là gì? Có thể tham khảo bài viết:
Quản trị nhân sự là gì? Tìm hiểu 4 nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân sự của chúng tôi trước khi đi vào nội dung chính bài viết này.
Mục lục
I. Vai trò của quản trị nhân sự là gì?
1.1 Quản lý chính sách, đề ra chính sách liên quan đến nguồn nhân lực
Đội ngũ quản trị nhân sự có vai trò quan trọng trong việc quản lý chính sách, đảm bảo đúng quy định của nhà nước và được thực hiện chính xác, đầy đủ trong mỗi doanh nghiệp.
Hơn nữa những người làm công tác quản trị nhân sự cũng có trách nhiệm đề ra, giải quyết những chính sách trong phạm vi của doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu.
1.2 Vai trò của quản trị nhân sự trong việc tư vấn cho bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp
Nếu có một bộ phận nào trong doanh nghiệp gặp phải tình trạng nhân viên bỏ việc, nhân viên vắng mặt hay cần thắc mắc về chế độ lương thưởng, phụ cấp,… Khi gặp phải những vấn đề này, đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp sẽ phải đảm nhận và giải quyết ổn thỏa.
1.3 Cung cấp các dịch vụ nội bộ cho doanh nghiệp
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ quản trị nhân sự là cung cấp dịch vụ tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực và phúc lợi cho các phòng ban trong doanh nghiệp.
Bộ phận quản trị nhân sự cũng quản lý các vấn đề về lương, thưởng, an toàn lao động. Đồng thời lưu trữ, bảo quản hồ sơ nhân viên, giúp những bộ phận khác đánh giá về hiệu suất lao động của mỗi nhân viên một cách chính xác nhất.
1.4 Vai trò của quản trị nhân sự trong hoạt động kiểm tra nhân viên
Đội ngũ quản trị nhân sự cũng có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các bộ phận khác nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách, chương trình nhân sự đã đề ra. Đồng thời kiểm tra những thủ tục, đánh giá thành tích nhân viên của các bộ phận khác có chính xác không, có bỏ sót thành tích nào không.
Những người làm công tác quản trị nhân sự cũng thực hiện nhiệm vụ bằng cách đánh giá, đo lường, phân tích đơn khiếu nại, các tai nạn lao động, kỳ hạn chấm dứt hợp đồng, lý do nghỉ việc, vắng mặt của nhân viên, các hình thức kỷ luật, thúc đẩy bộ phận quản trị nhân sự hiệu quả hơn.
Việc kiểm tra của đội ngũ quản trị nhân sự cần thực hiện bằng văn bản, thông báo cho tất cả các bộ phận biết được và báo cáo lên lãnh đạo của doanh nghiệp.
II. Nhiệm vụ chính của nghề quản trị nhân sự
Để thực hiện tốt vai trò quản trị nhân sự, bộ phận quản trị nhân lực trong mỗi doanh nghiệp cần làm tốt các nhiệm vụ sau đây:
2.1 Tuyển dụng nhân sự
Quy trình tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp bắt nguồn từ các hoạt động như: tìm kiếm ứng viên, đăng tin tuyển dụng,… hoặc liên kết với các trường đại học để tìm được những ứng viên tài năng. Qua đó tiến hành liên hệ, phỏng vấn, chọn những ứng viên xuất sắc phù hợp với vị trí tuyển dụng và văn hóa doanh nghiệp.
Ngay từ bước ngày nhà quản lý nhân sự nên lựa chọn các đơn vị tuyển dụng uy tín để tiết kiệm chi phí và nhận được hiệu quả cao hơn. Doanh nghiệp nên chọn các nền tảng đăng tin tuyển dụng uy tín, hoặc áp dụng công nghệ trong tuyển dụng, vừa đơn giản, tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao.
Nhờ vậy doanh nghiệp có thể thực hiện quy trình tuyển dụng nhanh chóng, hiệu quả, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí vừa đạt được hiệu quả cao, tuyển về những nhân lực tài năng, phù hợp với vị trí tuyển dụng và văn hóa doanh nghiệp.
2.2 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Không chỉ đối với nhân viên mới mà tất cả đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp đều cần học hỏi, trang bị thêm kiến thức cũng như kỹ năng nghiệp vụ. Đồng thời cập nhật thêm những định hướng, quy tắc của doanh nghiệp. Qua đó người làm công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp cũng có nhiệm vụ tổ chức các buổi đào tạo theo tháng hoặc quý cho nhân viên công ty.
2.3 Sắp xếp, sử dụng người lao động
Đây là nhiệm vụ quan trọng với những người làm công tác quản trị nhân sự. Công việc của họ là nhận định đúng năng lực của mỗi nhân viên để sắp xếp phù hợp, mang đến hiệu quả cao nhất.
2.4 Quản lý, đề ra các chính sách nhân sự
Để bộ máy nhân lực hoạt động hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định, doanh nghiệp cần đưa ra các chính sách nhất quán. Những người làm công tác quản trị nhân sự cùng với lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ cùng đưa ra chính sách đó. Ngoài ra cũng cần quản lý, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai.
2.5 Giám sát và kiểm tra nhân sự
Sau khi đã có chính sách nhân sự, việc tiếp theo của người quản lý nhân sự là triển khai, giám sát nhân viên, đảm bảo làm đúng chính sách của doanh nghiệp. Ngoài ra cũng cần thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực của mỗi nhân viên. Từ đó đưa ra những góp ý, đề xuất thích hợp để nâng cao hiệu quả làm việc.
2.6 Chấm công, tính lương cho nhân viên
Đây cũng là một trong những nhiệm vụ cơ bản, quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến vấn đề lương thưởng. Với sự hỗ trợ của máy chấm công, việc theo dõi ngày công của nhân viên cũng dễ dàng hơn. Thế nhưng vẫn có những công việc máy móc không thể thực hiện được ví dụ: giám sát nhân viên nghỉ phép, tính lương chính xác,.. vẫn cần phải có người làm công tác quản lý nhân sự đảm nhận.
2.7 Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Doanh nghiệp không chỉ có hoạt động liên quan tới việc chính mà còn có những chương trình sinh hoạt, gắn kết nhân viên, các hoạt động thể thao,.. nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Điều này cũng nằm trong nhiệm vụ của người quản lý nhân sự, là công việc rất quan trọng mà những người làm công tác này chịu trách nhiệm đảm nhận.
III. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị Nhân sự
Dựa vào một số chỉ tiêu nhất định mới có thể đánh giá chính xác hiệu quả của quá trình quản lý Nhân sự, những chỉ tiêu này được rút ra từ mục tiêu hoạt động của các chủ thể hiệu quả. Được kể đến một số chỉ tiêu sau, và nhà quản trị nhất định phải nắm rõ để thực hiện một cách tốt nhất:
- Chi phí lao động nhỏ nhất;
- Giá trị do người lao động tạo ra lớn nhất;
- Nội bộ trong tổ chức được ổn định, người lao động có việc làm đầy đủ trong ca làm việc, không tồn tại lao động dư thừa;
- Người lao động làm đúng ngành nghề được đào tạo;
- Nâng cao chất lượng lao động qua từng giai đoạn;
- Tăng thu nhập người lao động tạo sự gắn bó lâu dài;
- Đảm bảo thực hiện công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong suốt quá trình, thời hạn làm việc tại doanh nghiệp;
- Đảm bảo sự đồng thuật của người lao động
- Thái độ chấp hành và trung thành của người lao động đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu trên cũng gắn liền với mục tiêu đề ra của mối doanh nghiệp liên quan đến quản trị Nhân sự, quyết định không nhỏ trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhà sử dụng lao động luôn mong muốn sỡ hữu được lượng nhân viên có tố chất với công việc, lại có trình độc chuyên môn phù hợp và có thái độ tích cực trong lao động để đạt được mục tiêu cơ bản tại mỗi doanh nghiệp. Điều đó được quyết định không nhỏ trong vai trò và nhiệm vụ của quản trị Nhân sự.
Kết luận
Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây của CEOHUE có thể giúp các bạn hiểu rõ vai trò của quản trị nhân sự là gì? Nhiệm vụ chính của quản trị nhân sự cũng như những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vai trò của quản trị nhân sự. Đồng thời qua đó có hình thức tuyển dụng nhân sự phù hợp, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp. Đảm bảo năng suất lao động và giữ vững văn hóa doanh nghiệp.