Nhân sự là nguồn lực chính trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng để có thể tận dụng tốt nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách tối ưu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một giám đốc nhân sự giỏi, tài năng và giàu kinh nghiệm. Giúp doanh nghiệp vận hành và phát triển bền vững, có sức cạnh tranh với đối thủ và có một đội ngũ nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng. Vậy Giám đốc nhân sự là gì? Những nhiệm vụ chính mà họ cần đảm nhận ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của CEOHUE để có thêm những thông tin hữu ích nhé.
Mục lục
Giám đốc nhân sự là gì?
Giám đốc nhân sự (HR Director) là người chịu trách nhiệm về việc lên kế hoạch và triển khai các công việc liên quan đến nhân sự tổng thể của công ty. Đồng thời, theo dõi, kiểm soát các số liệu, báo cáo liên quan tới hoạt động tuyển dụng, đào tạo – phát triển nhân lực, chính sách đại ngộ, và đề ra quy chế thưởng phạt cho người lao động của công ty.
Vai trò của giám đốc nhân sự là gì?
Trong vai trò của một HR Director, bạn có trách nhiệm đảm bảo hiệu quả quá trình điều hành nhân sự, kết hợp đánh giá tổng thể các kế hoạch cũng như chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Cụ thể, vai trò của giám đốc nhân sự như sau:
- Xây dựng, phát triển, quản lý các kế hoạch và quy trình liên quan đến nguồn nhân lực của công ty.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức và kiểm soát mọi hoạt động của phòng Nhân sự.
- Đóng góp vào việc phát triển các mục tiêu và hệ thống của phòng Nhân sự.
Nhiệm vụ chính của giám đốc nhân sự là gì?
Giám đốc nhân sự nắm giữ vai trò quan trọng. Tùy theo đặc điểm công ty mà giám đốc nhân sự có nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Một số nhiệm vụ chính của giám đốc nhân sự có thể kể tới là:
Lãnh đạo, quản lý
Trên cương vị là giám đốc nhân sự thì nhiệm vụ đầu tiên là lãnh đạo và quản lý. Họ là người đảm nhận công tác quản lý, khai thác và sử dụng lao động nhân sự của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Họ là người cầm cương, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của bộ phận nhân sự.
Với nhiệm vụ là lãnh đạo của giám đốc nhân sự sẽ đưa ra các chiến lược với mục đích dự đoán được những biến đổi trong ý tưởng nhằm hướng đến nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc của nhân viên
CHRO có nhiệm vụ giám sát và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của bộ phận nhân sự. Họ đưa ra chỉ đạo và hướng dẫn cho các hoạt động về nhân sự bằng cách giám sát việc quản trị, đào tạo và phát triển, thu hút nhân tài, phát triển nghề nghiệp,…
Quan tâm đến giá trị con người
Giám đốc nhân sự có thể kết nối lực lượng lao động, dự đoán trước những vấn đề về nhân sự. Đồng thời hiểu được người lao động là nền tảng cốt yếu của bất cứ doanh nghiệp nào.
Giám đốc nhân sự có nhiệm vụ thiết lập tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi và hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho tất cả mọi người. Họ sẽ có vai trò trong việc phát triển các mối quan hệ sâu sắc trong hệ thống hoạt động của doanh nghiệp để từ đó người lao động có niềm tin trong việc tìm đến một chỗ đứng để phản hồi những ý kiến trong công việc thường ngày.
CHRO cũng tạo môi trường làm việc thuận lợi cho mỗi nhân viên, phát triển các mối quan hệ sâu sắc, tin tưởng trong doanh nghiệp. Hơn nữa họ còn kết nối mọi người, khiến tất cả nhân viên trở thành một tập thể đoàn kết.
Tìm hiểu về nghề nghiệp, năng lực nghề nghiệp trong tương lai
Giám đốc nhân sự với những hiểu biết về xu hướng kinh doanh, chính trị, xã hội có thể hiểu rõ về năng lực nghề nghiệp trong tương lai. Qua đó lôi cuốn được những nhân sự phù hợp, tìm kiếm được lực lượng lao động phù hợp để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Giám đốc nhân sự cũng là người có nhiệm vụ đưa ra đánh giá về khả năng phát triển nhân sự ở hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp. Họ sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có một lực lượng người lao động chất lượng có sẵn.
Đưa ra quyết định
Giám đốc nhân sự cũng có nhiệm vụ đưa ra quyết định về những vấn đề liên quan đến nhân sự chẳng hạn việc tuyển dụng nhân sự, xây dựng chiến lược nhân sự phù hợp với mục tiêu công ty,.. Việc ra quyết định là một trong những nhiệm vụ khó khăn, đảm bảo rằng giám đốc nhân sự cần có lượng kiến thức vững và tầm nhìn rộng. Khi bộ phận nhân sự ngày càng trở nên quan trọng hơn trong thời đại 4.0 cùng xu hướng hội nhập kinh tế, những vấn đề liên quan đến nhân sự càng phải được suy xét một cách kỹ lưỡng.
Kết nối nhân viên với đơn vị sử dụng lao động
Giám đốc nhân sự có vai trò trong việc là cầu nối kết nối và giúp thỏa mãn các nhu cầu của nhân viên với ban điều hành. Họ sẽ vận động đấu tranh cho quyền lợi của nhân viên trong khi đó sẽ cùng lúc cân nhắc đến các vấn đề về tài chính. Họ, cùng với ban điều hành, đưa ra các quyết định nhằm cân bằng giữa niềm vui của nhân viên và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Giám đốc nhân sự đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp (hay văn hóa tổ chức) đi đúng hướng. Họ sẽ tìm cách để giao tiếp và tác động đến nhân viên để nhân viên thay đổi theo hướng tích cực. Đồng thời đảm bảo phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý phù hợp với môi trường văn hóa trong doanh nghiệp.
Phân tích dữ liệu
Việc phân tích dự liệu nhân sự, bên cạnh việc mổ xẻ kết quả mà nhân viên đạt được, hay sắp xếp số đo về KPIs, tỷ lệ nghỉ việc, lịch sử làm việc, mức lương thưởng… còn đòi hỏi giảm đốc nhân sự phải có cái nhìn sâu sắc, bao quát, toàn diện về nhân sự. Bên cạnh đó, họ cũng cần phân tích hiệu suất làm việc của nhân viên, tìm ra thiếu sót và đề xuất phương án cải thiện hiện suất làm việc. Sau đó, họ sẽ truyền kết quả phân tích này đến trường bộ phận phòng ban để giải quyết vấn đề.
Kết luận:
Trên đây, là những thông tin cơ bản về giám đốc nhân sự là gì? và các nhiệm vụ chính của giám đốc nhân sự đã được chúng tôi tìm hiểu qua các tài liệu có liên quan và cùng với sự hiểu biết của mình; qua đó giúp người đọc có thêm sự hiểu biết về vị trí này, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn, và doanh nghiệp của bạn.
>> Xem thêm:
- Các yếu tố quyết định Startup thành công 2022
- Doanh Nghiệp Việt Nam Tìm Lối Đi Trong Thách Thức Năm 2022