Ở bài viết trước chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin về Startup là gì? những điều cần biết về Startup. Bài viết hôm nay chung tôi tiếp tục giới thiệu cho bạn các yếu tố quyết định Startup thành công.
Trước hết bạn nên đọc qua bài viết Startup Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Startup trước khi vào nội dung chính của bài viết.
Mục lục
I. Các yếu tố mà Startup cần phải có
1.1. Giá trị cốt lõi
Điều thứ nhất giúp bạn định hình được cốt lõi của công ty là giá trị của bạn. Giá trị đó có thể là tốc độ, cũng có thể là dịch vụ khách hàng đặc biệt. Một số nhà startup thành công có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống như một giá trị cốt lõi, mặc dù nó có xu hướng khó khăn cho những nhà startup. Giá trị cốt lõi đó có thể giúp bạn định hình được văn hóa công ty, môi trường làm việc.
1.2. Tầm nhìn
Cơ thể mạnh mẽ bắt đầu với tâm trí mạnh mẽ. Giá trị công ty mạnh mẽ sẽ bắt đầu với tầm nhìn mạnh mẽ. Tại sao bạn tồn tại? Mục đích của bạn, các nhà startup là gì? Có sự rõ ràng xung quanh tầm nhìn của bạn là nền tảng của sự rõ ràng xung quanh việc thực thi, tuyển dụng, gây quỹ và mọi khía cạnh khác của công ty bạn. Tầm nhìn là nền tảng cốt lõi của một công ty start-up.
1.3. Sứ mệnh
Sứ mệnh của công ty là một trong những yếu tố dùng để xác định mục đích hoạt động của công ty, những lý do công ty được thành lập và căn cứ tồn tại, phát triển của công ty. Sứ mệnh của công ty cũng chính là tuyên ngôn của công ty đó đối với xã hội, điều đó chứng minh tính hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn tại và các hoạt động của công ty đối với xã hội.
1.4. Thông điệp rõ ràng
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, cần có một số tin nhắn đi kèm với hình ảnh để truyền đạt bạn là ai, bạn làm gì, nó sẽ giúp tôi như thế nào và tại sao tôi nên quan tâm. Đối với một người khởi nghiệp, việc trả lời ai, cái gì, như thế nào và tại sao là cực kỳ quan trọng để đảm bảo khách hàng mới của bạn hiểu rõ về doanh nghiệp và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
II. Những yếu tố để Startup thành công?
Để có thể thực hiện được thành công 1 Startup, người khởi nghiệp sẽ cần tới nhiều yếu tố khác nhau, nhất là về kỹ năng. Cụ thể:
2.1. Năng lực sáng tạo luôn không hạn chế
Sự sáng tạo mới có thể đưa được Startup thành công và khác biệt so với đối thủ, nhất là những đối thủ đã có thâm niên lâu năm hơn, có khách hàng nhiều hơn bạn. Sự sáng tạo sẽ giúp bạn nhìn nhận tốt hơn và đưa ra được những phương pháp, chiến lược cho kế hoạch phát triển công ty trong giai đoạn Startup.
2.2. Phải có vốn để khởi nghiệp
Vốn chính là một trong những điều kiện cần nhất để có thể khởi nghiệp thành công. Đối với 1 Startup, vốn là yếu tố quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Đây là 1 nguồn nuôi dưỡng cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển các kế hoạch, dự án và là đòn bẩy cho sự thành công của doanh nghiệp Startup.
2.3. Luôn kiên trì, không chán nản, không bỏ cuộc
Với 1 Startup, thời gian đầu lúc nào cũng là thời gian khó khăn, nan giải vì vốn, vì kế hoạch, vì lợi nhuận. Vì thế khiến cho nhiều bạn trở nên chán nản và stress. Sự áp lực luôn đè nặng lên vai những người lãnh đạo trong giai đoạn công ty Startup. Vì thế điều bạn cần là kiên trì, luôn vững tin và không bỏ cuộc.
2.4. Phải có kỹ năng nền tảng & kiến thức về chuyên môn
Kỹ năng nền tảng và kiến thức chuyên môn chính là một trong những yếu tố quan trọng đối với 1 startup thành công. Dù cho bạn hoạt động trong lĩnh vực nào thì kiến thức của bạn cũng phải có để đảm bảo bạn tìm hiểu, nghiên cứu một cách sáng suốt nhất.
Việc hiểu biết kiến thức chuyên môn về ngành nghề, lĩnh vực mà mình lựa chọn để khởi nghiệp là điều ưu tiên hàng đầu. Startup là những công ty còn mới và chưa có nhiều người biết đến trên thị trường, vì vậy tập trung vào nâng cao kiến thức chuyên môn để tạo ra được những sản phẩm chất lượng là điều cần thiết để có thể bước đầu tạo dựng được sự tin tưởng với khách hàng.
2.5. Có kỹ năng tìm hiểu & nghiên cứu về thị trường
Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường chính là một trong những kỹ năng quan trọng để bạn đánh giá tiềm năng, sự cạnh tranh và tình hình thị trường để biết mình nên làm gì, có kế hoạch và chiến lược như thế nào cho cụ thể nhất để giúp cho mình đạt được những hướng đi phù hợp.
Thị trường là điều bạn cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng nhất dù tốn nhiều thời gian, công sức. Bạn cần phải phân tích nhân khẩu học của khách hàng, vị trí địa lý, khách hàng điển hình, khách hàng tiềm năng, kiểm tra hồ sơ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, xu hướng phát triển thị trường, mức độ hấp dẫn, mức độ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng.
Ngoài ra bạn sẽ cần thêm các kỹ năng khác như kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng ủy quyền – giao quyền hay kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược…
2.6. Startup thành công cần có một cảm nhận tốt với thời điểm
Thời điểm bắt đầu là vô cùng quan trọng, nó quyết định khá lớn quyết định startup thành công hay không. Quyết định này phải được được xác định bởi rất nhiều yếu tố như sự suy giảm hay tăng trưởng của ngành, đối thủ cạnh tranh, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực của công ty và khả năng đón nhận của thị trường. Bạn cần suy xét thật kỹ kèm một chút may mắn để lựa chọn thời điểm chính xác.
2.7. Linh hoạt, thích ứng
Nếu có một khuôn mẫu nào cho startup thì bạn đừng nên quá dựa vào đó, bởi vì đã startup thì cần có sự linh động, linh hoạt và thích ứng trong mọi hoàn cảnh. Trong tình hình kinh tế, xã hội biến động ngày nay, không ai có thể biết trước được điều gì để lập ra một kế hoạch hoàn hảo. Vì vậy, hãy luôn xoay chuyển một cách khôn ngoan để giúp công ty trụ vững trong bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào.
2.8. Lãnh đạo tài giỏi
Nếu startup có nhiều nhà sáng lập thì cần phải chọn ra một lãnh đạo tài giỏi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực startup của bạn. Hãy thật sáng suốt, khôn ngoan khi chọn lãnh đạo và phải tin tưởng, tôn trọng ý kiến của họ. Bên cạnh đó, người lãnh đạo phải có năng lượng dồi dào, kiên trì, không ngại khó để dẫn dắt và tạo nên một startup thành công.
2.9. Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược
Một startup thành công nhất định phải có một chiến lược hoàn hảo. Đây là quá trình xác định mục đích, mục tiêu, phương hướng cho công ty, quyết định phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự. Bí quyết là bạn phải dự kiến được khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai từ 3 đến 5 năm tới để đề ra kế hoạch kinh doanh chi tiết, ứng biến tốt nhất.
3.10. Kỹ năng ủy quyền – giao quyền
Tất nhiên việc startup không thể nào chỉ có một mình bạn làm và cố gắng mà thành công. Do đó bạn cần biết ủy quyền, phân bổ trách nhiệm cho mọi người để hoàn thành công việc. Ủy thác một cách hiệu quả sẽ giúp công ty đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu suất công việc của mọi người. Nhân tố chìa khóa là biết cách làm sao để mọi người cùng làm việc cho bạn chứ không phải là bạn tất bật chạy theo tất cả hoạt động của doanh nghiệp mình.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về những vấn đề liên quan đến Startup. Hy vọng bài viết này có thể phần nào giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi Làm cách nào để Startup thành công và có thêm hành trang trong quá trình khởi nghiệp của bản thân.