Startup là một thuật ngữ trong ngành kinh doanh mà không phải ai cũng có thể hiểu được hết. Vậy Startup là gì? Một công ty Startup sẽ mang đến những ý nghĩa nào và để thực hiện thành công thì cần những yếu tố nào? Hãy cùng với chúng tôi cùng tìm hiểu và tham khảo trong bài viết này nhé.
Mục lục
1. Startup là gì?
Start-up hay còn gọi là khởi nghiệp. Theo wikipedida Khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (startup company), nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Khởi nghiệp là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.
Do nguồn thu nhập hạn hẹp và chi phí đầu tư cao nên quy mô của các Startup thường không lớn và không được đảm bảo trong 1 thời gian dài nếu như không có sự hỗ trợ từ các quỹ đầu tư về vốn.
Một định nghĩa khác về Startup Theo Investopedia, Startup nghĩa là một công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động. Các công ty Startup ở giai đoạn này được cấp vốn bởi chính người sáng lập ra nhằm phát triển sản phẩm/ dịch vụ mà họ cho rằng sẽ có nguồn cung.
Các startup có thể tận dụng nhu cầu thị trường để phát triển sản phẩm, dịch vụ hoặc một công nghệ nào đó mang tính khả thi. Khi mới bắt đầu thành lập, công ty startup thường phải kêu gọi vốn tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau để phát triển kinh doanh.
2. Vậy startup có thể bắt đầu từ đâu?
Việc khởi nghiệp startup đơn giản có thể bắt đầu từ việc mở 1 cửa hàng quần áo, quán bún bò, phở, xôi sáng, quán cafe, tiệm Internet, cửa hàng mỹ phẩm, trang trại trồng cây, xưởng sản xuất 1 sản phẩm, mặt hàng nào đó hoặc có thể đơn giản chỉ là mua đi và bán lại…
Khởi nghiệp là khi bạn sẽ tự mình làm, tự mình quản lý (vừa là nhân viên vừa là ông chủ). Cao cấp hơn bạn có thể tự mình thành lập 1 doanh nghiệp và tuyển nhân viên vào để làm thuê cho bạn. Do đó khởi nghiệp chính là bạn bắt đầu đứng lên làm chủ, khởi nghiệp cũng chính là làm kinh doanh. Startup vì thế cũng được gọi là khởi nghiệp kinh doanh.
3. Ý nghĩa của Startup
3.1. Đối với cá nhân
Startup có thể giúp họ tạo ra được công việc và thu nhập cho chính bản thân mình mà không phải là đi làm thuê. Startup sẽ được tự do thể hiện tài năng, sự sáng tạo và trình độ của cá nhân. Thậm chí nếu bạn làm tốt 1 Startup, thu nhập đem lại sẽ cao hơn nhiều so với việc đi làm công ăn lương.
3.2. Đối với xã hội và nền kinh tế
Các công ty Startups đương nhiên sẽ tạo được ra nhiều công ăn việc làm hơn cho xã hội. Điều này có thể hỗ trợ, góp phần vào công cuộc giải quyết việc làm. Tạo ra thu nhập cho người lao động có thể tự nuôi sống bản thân & gia đình.
4. Những điều cần biết về Startup
4.1 Mục tiêu của Startup
Mục tiêu của Startup không phải là chỉ bắt đầu mà sẽ hướng tới cái cao hơn, chính là trở thành 1 công ty trong lĩnh vực kinh doanh. Đa phần các Startup đều hướng tới mục tiêu này.
Trong giai đoạn Startup, mục tiêu không phải là tối đa hóa lợi nhuận hay phải có nhiều khách hàng hay phải nâng cao được giá trị thương hiệu của mình. Mục tiêu ở giai đoạn Startup này là điều chỉnh, quản lý mô hình kinh doanh để tiến tới sự bền vững, hiệu quả và đem lại lợi nhuận trong tương lai, mở rộng quy mô hơn nữa.
4.2 Đặc điểm của công ty Startup
Với 1 công ty Startup, đặc điểm sẽ là:
- Có mơ ước và quyết tâm để tạo ra các sản phẩm thực sự có ý nghĩa, từ đó giúp người sáng lập luôn nỗ lực để sáng tạo, đổi mới và phát triển, hoàn thiện sản phẩm.
- Đam mê và hết lòng vì công việc, không nghĩ nhiều tới tiền lương hay lợi nhuận.
- Môi trường làm việc gần gũi và thân thiện, trẻ, năng động giống như 1 gia đình.
5. Các giai đoạn phát triển của startup là gì?
Định hướng: đây là giai đoạn khởi đầu của tất cả các công ty Startup. Giai đoạn này liên quan đến việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường, thử nghiệm, đặt mục đích, mục tiêu, triển khai ý tưởng, lên kế hoạch để hướng đến mục tiêu trong tương lai.
Thử thách: sau khi đã định ra hướng đi cho công ty, các Startup sẽ bắt đầu đối mặt với rất nhiều các thử thách mới rất khó khăn. Phần lớn các Startup thường không vượt qua được giai đoạn này và dẫn đến thất bại.
Hòa nhập: khi đã vượt qua được các khó khăn, thử thách thì giai đoạn tiếp theo là sự phục hồi, hòa nhập. Ở giai đoạn này, công ty startup đã hoạt động hiệu quả, năng suất hơn và ngày càng cải tiến nhanh hơn. Công ty đã bắt đầu đạt được những mục tiêu về doanh thu, doanh số. Doanh thu tăng trưởng dương hoặc không thua lỗ quá nhiều như giai đoạn trước.
Phát triển: đây là giai đoạn mà công ty Startup nào cũng mong muốn hướng đến sau khi đã trải qua nhiều thách thức, khó khăn. Trong giai đoạn phát triển, công ty Startup sẽ họp lại để bàn bạc, lên kế hoạch dài hạn, điều chỉnh các mục tiêu mới to lớn hơn, đầu tư nhiều hơn cho công nghệ, kỹ thuật và nhân sự công ty. Do đó, công ty phát triển thần tốc và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trong đó có cả các giải thưởng trong kinh doanh.
6. Các vấn đề về pháp lý cần lưu ý
Đối với một Startup, những vấn đề về pháp lý cũng cần phải được chú ý đến sau đây:
- Lựa chọn mô hình công ty: khi đăng ký giấy phép kinh doanh cho công ty startup bạn cần chú ý lựa chọn đúng loại hình kinh doanh, nếu nó hoàn toàn mới thì làm theo các hướng dẫn và quy định của pháp luật.
- Điều khoản sử dụng trang web: hiện nay website là kênh không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, cần nắm rõ các điều khoản khi sử dụng website cho các mục đích khác nhau của công ty.
- Thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ: vấn đề vi phạm bản quyền, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ xảy ra khá thường xuyên tại Việt Nam. Do đó, nếu công ty startup của bạn có nhiều người đồng sáng lập thì nên rõ ràng từ ban đầu để tránh xảy ra các sự cố và tranh chấp không hay.
- Chuẩn bị các giấy tờ pháp lý cần thiết: các startup cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến ngành nghề, vốn, các giấy tờ liên quan đến pháp luật cần thiết đúng theo yêu cầu pháp luật. Nếu công ty bạn thuộc một số ngành yêu cầu giấy phép chuyên ngành thì bắt buộc phải chuẩn bị.
Trên là bài cung cấp cho bạn thông tin về Startup là gì? Những điều cần biết về startup cho doanh nghiệp của bạn. Hy vọng bài viết này sẽ cup cấp cho bạn nhiều thông tin hơn. Từ đó phát triển doanh nghiệp vững chắc, ngày càng đạt được nhiều thành công.
>>> Một số bài viết liên quan:
Bài toán tăng trưởng của startup trong đại dịch Covid-19
Startup công nghệ Việt Nam cần nhiều kinh nghiệm để thành công